Sự hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng thuỷ thần qua nghiên cứu trường hợp chùa Yên Phú


Hiện nay, trên Phật điện chùa Yên Phú, tên chữ là Thanh Vân Cổ Tự (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội) bên cạnh thờ Phật còn thờ nhà sư Phương Dung và hai vị con nuôi là Trung Vũ và Đài Liệu. Chùa Yên Phú hiện còn lưu giữ được một số di văn Hán Nôm quan trọng, trong đó có bản Yên Phú Tự (do Đông các Đại học sĩ Hàn lâm Lễ viện Nguyễn Bính soạn thảo năm thứ nhất niên hiệu Hồng Phúc, tức năm 1572, và được chép lại vào năm Thành Thái thứ 17, tức năm 1905), đề cập khá chi tiết về việc thờ phụng các vị này.
         Việc các ngôi chùa Việt, ngoài thờ Phật, còn thờ nhiều vị thần của các tôn giáo khác và các hình thức tín ngưỡng bản địa diễn ra phổ biến ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ([1]). Nhưng việc ni sư Phương Dung cùng hai vị con nuôi còn được thờ ở đình làng Yên Phú đặt ra một số vấn đề khá thú vị về mặt tôn giáo học. Để có thể làm rõ hiện tượng trên, trước hết xin được trình bày một cách khái quát về thần tích của các vị thần này qua một số tư liệu hiện tồn, đặc biệt là bản Yên Phú Tự.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Núi rừng Yên Thế" - những trang văn dang dở

Tiếng hát làm dâu - áp chế hay tự do?Từ vị thế của người phụ nữ H' Mông thử nhìn về những giá trị dân chủ, bền vững trong cấu trúc xã hội tộc người

Xóm Giếng ngày xưa