"Núi rừng Yên Thế" - những trang văn dang dở
"Núi rừng Yên Thế" - những trang văn dang dở
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế và vị thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám là đề tài đầy sức cuốn hút không chỉ với các nhà sử học, giới nghiên cứu mà còn với cả các nhà văn có tên tuổi xưa, nay.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế và vị thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám là đề tài đầy sức cuốn hút không chỉ với các nhà sử học, giới nghiên cứu mà còn với cả các nhà văn có tên tuổi xưa, nay.
Viết
về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, các tác giả người Việt yêu chuộng chính
nghĩa trước Nguyên Hồng cũng lấy Hoàng Hoa Thám làm nhân vật chính trong
tác phẩm, ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất thán phục, ngợi ca, huyền thoại
hóa. Được trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, là con
người của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lấy phép duy vật biện chứng để nhìn
nhận, đánh giá, nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng bộ tiểu thuyết lịch sử Núi rừng Yên Thế với
tư tưởng đây là cuộc chiến tranh nhân dân với đường lối trường kỳ kháng
chiến. Tư tưởng này thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm.
Nhà văn Nguyên Hồng đã ra đi giữa những trang viết Núi rừng Yên Thế còn
bộn bề, ngổn ngang. Kết cục những số phận, những mảnh đời của bao nhân
vật mà nhà văn khắc khoải, ao ước, nung nấu đã đi vào bí mật, cùng tác
giả sang thế giới siêu linh. Cho dù tác phẩm chưa đi được đến đích nhưng
chúng ta có thể thấy Nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng tác phẩm để khẳng
định: cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra là tất yếu, là đúng với quy luật của
lịch sử. Cuộc khởi nghĩa là sự tổng hợp của ý chí, của sức mạnh toàn
dân quyết đứng lên bảo vệ quyền sống, quyền tự do của con người trước sự
áp bức bóc lột của giặc ngoại bang.
Trang Thư viện số truy cập mở xin gửi đến bạn đọc toàn văn của tác phẩm "Núi rừng Yên Thế" - những trang văn dang dở của nhà văn Nguyên Hồng, xin mời bạn đọc xem toàn văn tác phẩm tại đây:
Nhận xét
Đăng nhận xét